Đánh giá nhân vật Kiều Phong

Cái chết của Tiêu Phong thể hiện khát vọng thái bình cho bách tính và đập tan bạo tàn, chiến tranh. Đó là cái chết của một anh hùng, vì sơn hà xã tắc, vì hiệp nghĩa mà hi sinh. Tiêu Phong là hình tượng anh hùng đẹp nhất và cũng là hình tượng bi kịch nhất trong tất cả các truyện của Kim Dung. Tiêu Phong đã trở thành một nhân vật kinh điển nhất trong giới võ thuật truyện kể. Nhà thơ, dịch giả Nguyễn Tôn Nhan cảm khái Tiêu Phong:

"Hán Liêu nào biết về đâu?

Ngậm ngùi tiếng hát A Châu thuở nào

Rượu chìm trong cõi chiêm bao"

Trong lịch sử

Theo Liêu sử, Tiêu Phong (1030-1065) là đại thần nhà Liêu, người Khiết Đan. Khi hoàng đế Liêu Đạo Tông (Gia Luật Hồng Cơ) lên ngôi, Tiêu Phong được phong Văn ban Thái bảo, rồi Đồng tri Khu mật viện sự. Năm 1048, ông tham gia đánh dẹp bộ tộc Trở Bốc, năm sau phá được bộ tộc Địch Liệt. Sau đó, ông phát hiện và mật tấu âm mưu tạo phản của cha con Gia Luật Trùng Nguyên – thân tộc của vua.

Khi Trùng Nguyên dấy binh làm phản, Tiêu Phong tham gia khởi binh dẹp loạn, đuổi Trùng Nguyên về vùng sa mạc phía Bắc rồi bức phải tự sát.

Nhờ lập được đại công nên Tiêu Phong được phong làm Nam Viện đại vương. Năm 1065, Tiêu Phong bị bệnh chết, được vua Liêu Đạo Tông truy phong là Liêu Tây quận vương.